Vào ngày 5/8/2021, Cục Quản lý dược đã có văn bản 9145/QLD-PCTTR về hướng dẫn triển khai kết nối liên thông cơ sở bán buôn thuốc để gửi đến Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ sở bán buôn thuốc và cơ sở cung cấp phần mềm kết nối liên thông cơ sở buôn bán thuốc. Bài viết dưới đây, Trustpharm sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết về hướng dẫn kết nối liên nhà thuộc với Cục quản lý dược.
Các Quyết định của Bộ Y tế về liên thông dữ liệu giữa nhà thuốc và cục quản lý dược
Vào ngày 4/6/2021, việc “Chuẩn kết nối dữ liệu phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin kết nối liên thông cơ phân phối thuốc” đã được ban hành theo Quyết định 318/QĐ-QLD. Quyết định số 318 này được gọi tắt là 318/QĐ-BYT.
Ngày 26/7/2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định 3597/QĐ-BYT nói về vấn đề sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tạm thời quản lý. Bên cạnh đó là sử dụng Hệ thống Cơ sở dữ liệu dược Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 412/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế vào ngày 14/2/2020. Quyết định số 412 này được gọi tắt là Quyết định số 412/QĐ-BYT và Quyết định số 3597/QĐ-BYT.
Hướng dẫn kết nối liên thông nhà thuốc với cục quản lý dược theo quyết định của Bộ Y Tế
Đây là những Quyết định rất cấp thiết vì thế Cục Quản lý dược yêu cầu những đơn vị liên quan như: Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ sở bán buôn thuốc và cơ sở cung cấp phần mềm kết nối liên thông cơ sở buôn bán thuốc phải khẩn trương nhanh chóng thực hiện; bảo đảm thực hiện việc cấp tài khoản liên thông trên toàn thuốc một cách hiệu quả nhất.
Hướng dẫn liên thông cục dược bằng việc kết nối tài khoản
Theo hướng dẫn tại Quyết định số 412/QĐ-BYT và Quyết định số 3597/QĐ-BYT, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực Trung ương nhanh chóng thực hiện việc cấp tài khoản liên thông cho các cơ sở bán buôn, cụ thể:
Trường hợp cơ sở kinh doanh được cấp nhiều giấy chứng nhận về nhiều hình thức kinh doanh khác nhau
Đối với trường hợp này, Sở Y tế chỉ cấp cho cơ sở kinh doanh dược có phạm vi bán buôn thuốc về tài khoản liên thông kết nối cơ sở bán buôn thuốc. Dưới đây là 2 ví dụ để lý giải cho vấn đề này:
- Ví dụ 1: 1 cơ sở kinh doanh dược tại TP Hồ Chí Minh sở hữu Giấy chứng nhận của Bộ Y tế về đủ điều kiện kinh doanh dược với phạm vi sản xuất thuốc hoặc phạm vi nhập khẩu thuốc. Đồng thời có được Giấy chứng nhận của Sở Y tế ở TP Hồ Chí Minh về đủ điều kiện kinh doanh dược với phạm vi bán buôn thuốc. Khi đó, cơ sở kinh doanh này sẽ được Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cấp cho 1 tài khoản liên thông đối với loại hình bán buôn thuốc theo hướng dẫn nêu trên.
- Ví dụ 2: Nhà thuốc của 1 cơ sở kinh doanh tại TP Hồ Chí Minh sở hữu Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh với phạm vi bán lẻ. Đồng thời được Sở Y tế tại TP Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận về đủ điều kiện kinh doanh dược với phạm vi bán buôn. Khi đó, cơ sở kinh doanh dược này được Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cấp 1 tài khoản liên thông cho cơ sở bán buôn thuốc; cho nhà thuốc của cơ sở này 1 tài khoản liên thông cơ sở bán lẻ thuốc theo hướng dẫn nêu trên.
Trường hợp cơ sở kinh doanh dược có nhiều địa điểm kinh doanh bán buôn thuốc
Đối với trường hợp này, Cục Quản lý dược hướng dẫn như sau:
- Nếu như cơ sở kinh doanh dược; địa điểm kinh doanh, chi nhánh được cấp Giấy chứng nhận về đủ điều kiện kinh doanh trên cùng địa bàn thì Sở Y tế tại địa bàn đó sẽ cấp lần lượt tài khoản liên thông cho cơ sở kinh doanh; địa điểm; chi nhánh.
- Nếu như chi nhánh của cơ sở được cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn khác thì Sở Y tế tại địa bàn đó sẽ cấp tài khoản liên thông cho chi nhánh đó.
Cơ sở kinh doanh dược có nhiều địa điểm kinh doanh bán buôn thuốc thì cần phải làm gì?
Để dễ hiểu hơn, dưới đây là 2 ví dụ lý giải cho 2 vấn đề trên:
- Ví dụ 1: 1 cơ sở kinh doanh dược tại TP Hồ Chí Minh được Sở Y tế tại đây cấp Giấy chứng nhận về đủ điều kiện kinh doanh với phạm vi bán buôn và 2 chi nhánh với 2 địa điểm kinh doanh dược được cấp Giấy về đủ điều kiện kinh doanh. Khi đó Sở Y tế tại TP Hồ Chí Minh sẽ cấp 1 tài khoản cho cơ sở kinh doanh; 2 tài khoản cho 2 chi nhánh; 2 tài khoản cho 2 địa điểm kinh doanh của cơ sở đó tại TP Hồ Chí Minh.
- Ví dụ 2: 1 cơ sở kinh doanh dược và 2 chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh được Sở Y tế nơi đây cấp Giấy chứng nhận về đủ điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên, 2 chi nhánh khác của cơ sở này lại được cấp Giấy tại TP Hà Nội. Khi đó, Sở Y tế tại TP Hồ Chí Minh sẽ cấp 1 tài khoản cho cơ sở; 2 tài khoản cho 2 chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh. Còn 2 chi nhánh tại TP Hà Nội sẽ được Sở Y tế tại Hà Nội cấp 2 tài khoản.
Các cơ sở phải thực hiện đúng theo Quyết định
Các cơ sở bán buôn thuốc được Cục quản lý yêu cầu phải nhanh chóng triển khai theo Quyết định số 318/QĐ-QLD. Mục đích nhằm đảm bảo thực hiện đúng theo khoản 11 Điều 1 Thông tư số 09/2020/TT-BYT ngày 10/6/2020 của Bộ Y tế sửa đổi.
Thực hiện đúng các quy định của nhà nước để đảm bảo an toàn cho cơ sở kinh doanh và người dân sử dụng
Bổ sung thêm một số điều của Thông tư số 03/2018/TT-BYT ngày 09/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Đó là những quy định về thực hành đúng phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc; điểm a khoản 1 và khoản 3 Điều 15 Quyết định số 412/QĐ-BYT và khoản 3 Điều 1 Quyết định 3597/QĐ-BYT.
Các cơ sở cung cấp phần mềm kết nối liên thông phải thực hiện đúng theo Quyết định số 412/QĐ-BYT điều 17. Bên cạnh đó hướng dẫn tại khoản 2 Phụ lục ban hành; công văn của Cục Quản lý dược số 24026/QLD-TTra ngày 28/12/2018 về vấn đề hướng dẫn tạm thời việc triển khai kết nối liên thông dữ liệu.
Trên đây là thông tin về hướng dẫn kết nối liên thông nhà thuốc với Cục quản lý dược. Trong quá trình thực hiện, nếu có bất cứ khó khăn hay vướng mắc nào, bạn hãy liên hệ ngay với Cục Quản lý dược để được hướng dẫn kịp thời. Hy vọng với những chia sẻ trên của Trustpharm hữu ích với bạn đọc.
Thông tin liên hệ tư vấn cung cấp miễn phí phần mềm nhà thuốc GPP liên thông cục dược:
Hotline: 0908976190
Fanpage: https://www.facebook.com/trustpharm